• Trang chủ
  • Khóa Học
  • Sự kiện
  • Hình ảnh hoạt động
  • Blog
    • Thông tin đào tạo
    • Công nghệ Xây dựng
    • Kỹ năng
      • Kỹ năng cứng
      • Kỹ năng mềm
    • Tài liệu chất lượng
  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • Sản phẩm
    • Sách
    • Phần mềm
      • Giỏ hàng

        0
    Bạn cần tư vấn?
    098 3234949
    ngheQS@gmail.com
    Nhat Nghe EducationNhat Nghe Education
    • Trang chủ
    • Khóa Học
    • Sự kiện
    • Hình ảnh hoạt động
    • Blog
      • Thông tin đào tạo
      • Công nghệ Xây dựng
      • Kỹ năng
        • Kỹ năng cứng
        • Kỹ năng mềm
      • Tài liệu chất lượng
    • Về chúng tôi
    • Liên hệ
    • Sản phẩm
      • Sách
      • Phần mềm
        • Giỏ hàng

          0

      Kỹ năng cứng

      • Trang chủ
      • Blog
      • Kỹ năng cứng
      • Sức chịu tải của cọc là gì? Cách tính toán sức chịu tải của cọc đúng chuẩn?

      Sức chịu tải của cọc là gì? Cách tính toán sức chịu tải của cọc đúng chuẩn?

      • Đăng bởi Huỳnh Nhất Linh
      • Danh mục Kỹ năng cứng
      • Date 25/12/2020
      • Bình luận 0 comment
      Đóng cọc bằng búa

      Cọc là một trong những vật liệu không thể thiếu đối với ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công đoạn làm móng, gia cố nền,…  Có rất nhiều loại cọc được áp dụng vào từng vị trí, thời gian khác nhau và mang đến những lợi ích khác nhau. Việc tính toán sức chịu tải của cọc sẽ ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng công trình. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Nhất Nghệ sẽ hướng dẫn các bạn cách tính sức chịu tải của cọc đúng tiêu chuẩn.

      Sức chịu tải của cọc là gì? 

      Sức chịu tải của cọc được biết đến là khả năng gánh chịu các phần lực của một phần hoặc toàn bộ công trình. Thông thường, sức chịu tải của cọc phần lớn phụ thuộc vào chất liệu cọc và nền đất. 

      Thông thường, nền xây dựng cứng sẽ mang đến hiệu quả xây dựng cao hơn, gia tăng khả năng chịu lực, tăng độ kết cấu cho công trình. Đối với những nơi đất nền yếu, việc cắm cọc, xây dựng nền móng cần được cân nhắc thật kỹ.  

      Sức chịu tải của cọc
      Sức chịu tải của cọc

      Tại sao phải tính toán sức chịu tải của cọc?

      Tính toán sức chịu tải của cọc đóng vai trò rất quan trọng vì nó đảm bảo tuổi thọ, chất lượng công trình, độ thẩm mỹ, độ an toàn cũng như giải quyết bài toán kinh tế. Nhờ việc xác định được sức chịu tải của cọc, người ta có thể tính toán được số lượng cọc cần thiết để sử dụng cho móng công trình. 

      Nếu sức chịu tải của cọc không đủ đáp ứng tải trọng công trình, số lượng cọc sử dụng không đủ sẽ khiến cho công trình dễ bị sụt lún, nghiêng đổ sau một thời gian sử dụng, gây mất an toàn. Ngược lại, nếu số lượng cọc lớn sẽ gây ra lãng phí. 

      Việc tính toán sức chịu tải của cọc cũng giúp nhà thầu và thợ xây chọn được chất liệu đóng cọc phù hợp nhất cũng như phương pháp thi công ép cọc, bố trí cọc hiệu quả, tiết kiệm nhất. Chính vì thế, biết được cách tính toán sức chịu tải của cọc là vô cùng cần thiết. 

      Đóng cọc bằng búa
      đóng hạ cọc bằng búa rung

      Cách tính toán sức chịu tải của cọc

      Quy trình tính toán sức chịu tải của cọc đòi hỏi phải căn cứ vào các số liệu thực, quy trình tính toán nghiêm túc, tỉ mỉ để đưa ra số liệu chính xác và đáng tin nhất. Như đã nói ở trên, sức chịu tải của cọc sẽ dựa theo đất nền và vật liệu của cọc. 

      Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền

      Việc tính toán sức chịu tải của cọc dựa theo đất nền sẽ được thực hiện theo công thức sau:

      Qa = (γo /γn).(Rc,u/γk ) – Wc

      Trong đó: 

      • γo: hệ số điều kiện làm việc, tính cả các yếu tố làm gia tăng độ đồng nhất của nền sau khi sử dụng cọc.
      • γn: hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình, được lấy bằng 1,2;1,5. 
      • γk: hệ số độ tin cậy theo của đất nền được xác định theo TCVN 5574:2012.
      • Rc,u :sức chịu tải của cọc nén cực hạn.
      • Wc :trọng lượng của cọc, bao gồm cả hệ số độ tin cậy, bằng 1,1.

      25 đóng hạ cọc bằng búa rung

      Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu

      Sức chịu tải của cọc bê tông sẽ được tính theo công thức dưới đây: 

      Pvl = µ.(Rb .Ab+RscAst)

      Trong đó: 

      • µ: hệ số giảm khả năng chịu lực do ảnh hưởng của uốn dọc. Được tính theo trong TCVN 5574:2012.
      • Rb: cường độ chịu nén của bê tông.
      • Ab: diện tích bê tông cấu thành cột.
      • Rsc: cường độ tính toán của cốt thép.
      • Ast: tổng toàn bộ diện tích cốt thép đáp ứng khả năng chịu lực.

      Với những thông tin và cách tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu và theo đất nền được đúc kết từ những khảo sát, nghiên cứu, công trình thi công thực tế và kinh nghiệm của những người đi trước, Nhất Nghệ hi vọng rằng bạn đã có được cho mình kinh nghiệm và hành trang trong công việc cũng như trong cuộc sống. 

      Để biết chi tiết về thông tin các buổi học cũng như cần tư vấn kỹ hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Trung tâm đào tạo kỹ sư QS Nhất Nghệ tự hào là nơi chắp cánh cho ước mơ của bạn. Rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ. 

      • Chia sẻ
      Huỳnh Nhất Linh
      Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

      Bài trước

      Những điều cần biết về quy trình lập kế hoạch ngân sách/ kế hoạch QLCP trong xây dựng
      25/12/2020

      Bài sau

      Thông tin dự án là gì? Những lưu ý trong quy trình kiểm soát thông tin dự án
      25/12/2020

      Có thể bạn quan tâm!

      quan-ly-dau-tu-xay-dung-cong-trinh
      Công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình là gì?
      16 Tháng Một, 2021
      cot thep cho vach cung
      Vai trò của việc tính toán cốt thép cho vách cứng
      15 Tháng Một, 2021
      cong trinh xay dung
      Chia sẻ một số bí quyết để lập BOQ cho dự án xây dựng hiệu quả
      13 Tháng Một, 2021

      Tìm kiếm

      Chuyên mục

      • Blog
      • Công nghệ Xây dựng
      • Hình ảnh hoạt động
      • Học để thăng tiến
      • Kỹ năng
      • Kỹ năng cứng
      • Kỹ năng mềm
      • Tài liệu chất lượng
      • Thông tin đào tạo

      Khoá học mới

      Tự động hoá quản lý chi phí dự án (Automation of construction costs)

      Tự động hoá quản lý chi phí dự án (Automation of construction costs)

      ₫16,768,000 ₫13,468,000
      Khóa học kỹ sư QS chuyên sâu (Advanced QS Engineer)

      Khóa học kỹ sư QS chuyên sâu (Advanced QS Engineer)

      ₫7,868,000 ₫6,868,000
      Huấn luyện kỹ sư QS Cơ bản (Standard QS Engineer)

      Huấn luyện kỹ sư QS Cơ bản (Standard QS Engineer)

      ₫6,868,000 ₫5,868,000

      Tin tức mới

      Biện pháp thi công tầng hầm
      Thi công hầm bằng phương pháp Top Down
      18Th12021
      Quản lý hợp đồng tổng thầu EPC
      Tất tần tật về quản lý hợp đồng tổng thầu EPC
      17Th12021
      quản lý đầu tư xây dựng công trình
      Công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình là gì?
      16Th12021

                   

      Công ty Cổ phần Đầu tư Nhất Nghệ

      Số điện thoại: 0983234949

      Mail: ngheQS@gmail.com

      MST: 0315654567

      Người đại diện: Huỳnh Nhất Linh

      Địa chỉ: 35/10E Ấp 1 Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP.HCM

       

      Giới thiệu

      • Về Nhất Linh
      • Blog
      • Liên hệ
      • Hợp tác

      Liên kết nhanh

      • Khóa Học
      • Event
      • Hình ảnh hoạt động
      • FAQs – Các câu hỏi thường gặp
      Huỳnh Nhất Linh

      Thuộc quyền sở hữu Nhất Nghệ Thiết kế bởi Nhất Nghệ

      • Home
      • Huỳnh Nhất Linh

      Trở thành nhà quản lý chi phí Chuyên nghiệp?

      Tham gia cùng Diễn Giả Nhất Linh và bắt đầu từ miễn phí!

      Liên hệ ngay